Nguyên nhân nào làm cho dàn karaoke gia đình kém chất lượng???

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)

Nguyên nhân nào làm cho dàn Karaoke gia đình cho âm thanh kém chất lượng?
Để phục vụ cho niềm đam mê ca hát của mình, nhiều người đã sắm riêng cho mình một bộ dàn karaoke để thỏa mãn nhu cầu. Tuy nhiên, không phải lúc nào các thiết bị cũng hoạt động như ý muốn. Có không ít trường hợp âm thanh phát ra từ bộ dàn không được như kỳ vọng dù bạn đã đổ vào đó rất nhiều tiền. Vậy dàn karaoke gia đình có chất lượng kém là do đâu? và làm sao để khắc phục? Đừng lo, hôm nay DaNang Audio sẽ giải thích cho các bạn nhé.

  1. Do hệ thống phối ghép không phù hợp                                                                                                                                        Một bộ dàn karaoke thường có rất nhiều thiết bị như ampli, loa, dây cáp dẫn, đầu phát… Chính sự phối ghép không đúng hoặc không có sự tương thích giữa các thiết bị chính là nguyên nhân dẫn tới chất lượng âm thanh kém cỏi khi tới tai người nghe. Một điều dễ nhận thấy là công suất ampli nếu yếu hơn công suất loa thì chất lượng sẽ kém. Dây dẫn nếu chất lượng kém cũng làm âm thanh không được bảo toàn trong quá trình truyền dẫn. Ngoài ra, có một sự thật là do bạn sắm nhiều thiết bị từ các hãng khác nhau nên độ tương thích không cao, dẫn tới âm thanh không được tối ưu. Lúc đó, bạn sẽ chỉ lãng phí tiền bạc mà thôi.

+ Giải pháp: Hãy nhớ kỹ rằng: luôn chọn ampli có công suất lớn hơn công suất loa, dây cáp loa và dây dẫn phải có chất lượng cao và các thiết bị nên chọn cùng một hãng để có sự tương thích cao nhất. Bạn có thể nhờ tới sự hướng dẫn và tư vấn của nhà sản xuất hoặc người bán hàng để biết chính xác nhất về cách phối ghép.

2. Đầu tư thiết bị không đồng bộ

Một dàn karaoke chỉ được coi là hoàn hảo khi tín hiệu được tái tạo chính xác, đầy đủ và truyền tải từ điểm đầu đến điểm cuối mà thôi. Và muốn làm được điều đó, bạn phải chú ý tới tất cả các yếu tố như các thiết bị, nguồn điện. Tất cả phải được quan tâm đúng mực. Sai lầm của người chơi chính là nghĩ chỉ cần có loa khủng hay ampli đắt tiền là có tất cả. Nếu nguồn điện bị nhiễu, dây dẫn chất lượng thấp, ổ điện có vấn đề… thì cũng như không.

+ Giải pháp: Quan tâm và đầu tư đúng mức tất cả các khâu từ nguồn điện, thiết bị phát cho tới đầu ra. Bất cứ thứ gì có liên qua tới việc tái tạo và truyền dẫn âm thanh thì đều có thể làm ảnh hưởng chất lượng âm thanh.

3.  Bố trí loa không phù hợp

Không phải loa muốn bố trí ở đâu cũng cho âm thanh như nhau. Nếu để quá sát tường, có khi gây ra hiện tượng cộng hưởng và phản âm không tốt, nếu để các loa quá gần nhau, bạn không thể có được hiệu ứng âm thanh vòm như ý. Khoảng cách từ loa tới người ngồi hát karaoke khác nhau cũng có thể có kết quả khác nhau. Đặc biệt là với các loa siêu trầm, bố trí không hợp lý có thể khiến âm Bass bị triệu tiêu hoặc bị lấn át bởi các dải tần khác.

+ Giải pháp: hãy thử bố trí các vị trí khác nhau và dùng tai để nghe. Chú ý không để sát tường và nên tham khảo hướng dẫn từ người bán.

4. Sắp xếp vật dụng trong phòng chưa hợp lý

Quá nhiều đồ đạc trong phòng có thể ngăn âm, cản âm hoặc làm tiêu âm nên khiến âm thanh khi tới được tai người nghe cũng không còn giữ được các chi tiết và độ trong trẻo cần thiết. Ngoài ra, nó cũng tạo ra không gian nặng nề ảnh hưởng tinh thần khi hát karaoke.

+ Giải pháp:
hãy xắp xếp đồ đạc theo cách tối giản và gọn nhất có thể. Nếu để ý, bạn sẽ thấy rằng những căn phòng âm thanh chuyên để hát karaoke sẽ chỉ có ghế ngồi, bộ dàn karaoke mà thôi, có rất ít các vật dụng khác.

BÌNH LUẬN:

SẢN PHẨM MỚI NHẤT:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Về chúng tôi